Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miềnlà, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP
Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.
Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).
Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.
Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng ký được tư vấn và liên tục cập nhật. Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, ký tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS.
I: Chức năng của DNS
Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ)
II: Cách sử dụng DNS
Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.
Nguyên tắc làm việc của DNS
-Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.
INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.
DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
Khi các bạn mua domain thì nhà cung cấp domain đó sẽ mặc định cấp cho bạn một cặp tên nameserver của máy chủ DNS để domain hoạt động tuy nhiên nếu bạn không muốn dùng mặc định hoặc bạn mua domain ở nhiều nhà cung cấp khác nhau muốn quản lý tập trung thì bạn sẽ tìm tới các công cụ phân giải DNS miến phí cho toàn bộ domain bạn có!
2.1 : Cloudflare
Dịch vụ Cloudflare chắc chắn nhiều bạn đã biết và sử dụng nó với các tính năng ưu việt mà không nhà cung cấp dns free nào có thể theo được như
- Miễn phí chứng chỉ ssl cho website
- che địa chỉ IP thật của website một cách an toàn
- giám sát truy cập, băng thông... giảm tải băng thông cho máy chru bằng cách truy vấn bộ nhớ đệm của Cloudflare
- ở bản mất phí bạn sẽ có thêm tùy chọn về tường lửa vào lọc, chặn các địa chỉ IP một cách cực nhanh mà không cần vào máy chủ thao tác!
- Cloudflare có công cụ scan dns nên khi bạn dùng Cloudflare bạn thay đổi IP máy chủ ngay lập tức bạn sẽ đươc truy cập vào domain với máy chủ mới mà không phải chờ nư các nhà cung cấp khác từ 3 tới 6 tiếng!
Bên cạnh ưu điểm nhưng có những hạn chế mà mình muốn sau này Cloudflare sẽ hỗ trợ người dùng như:
- Các bản nghi REDIRECT và FRAME cho domain
- Tốc độ khá chậm khi ở việt nam vì cáp việt nam rất hay đứt nên nếu Cloudflare có server việt nam thì quá tuyệt vời.
2.2: Z.com
Nếu bạn cần một máy chủ phân giải domain tại việt nam thì z.com là lựa chọn cho bạn. hiện tại ở việt nam chỉ có z.com cho phân giản DNS miễn phí cho domain một cách trực quan một tài khoản bạn có thể quản lý tới 100 domain không như các nhà cung cấp khác bạn cần login từng domain một rất mất thời gian
- Hỗ Trợ Các bản nghi REDIRECT và FRAME cho domain
- Phân giải tập trung lên tới 100 domain và bạn có thể yêu cầu lên tới 1000 domain khi yêu cầu qua mail kỹ thuật
- Ở bản mất phí bạn có thể dùng thêm tính năng GEO DNS để định hướng truy cập theo vùng trên thế giới (trường hợp này rất tiện cho bạn nào làm site đa ngôn ngữ ví dụ cùng một link nhưng ở mỹ người dùng sẽ thấy tiếng anh còn người ở việt nam họ lại đọc được là tiếng việt mà không cần phải tạo subdomain hay các công cụ detech vị trí, lựa chọn ngôn ngữ...)
DNS của z.com chỉ có một tác dụng duy nhất là phân giải từ IP sang domain còn ngoài ra không có tính năng bổ sung như giám sát truy cập hay băng thông....
2.3: 1984
Cái tên 1984 là cái tên lạ với nhiều người không biết tới ngoài dịch vụ máy chủ riêng thì 1984hosting miễn phí cấu hình dns cho khách hàng tương tự như z.com ngoài các tính năng như z.com thì 1984hosting còn hỗ trợ thêm Dynamic DNS một tính năng rất hữu dụng khi bạn dùng máy chủ với IP động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét